18 tháng là khoảng thời gian nhiều em bé bắt đầu đi học. Ba mẹ cũng có nhiều háo hức lắm, rồi cũng có 1 chút thất vọng từ chính việc mà nhiều ba mẹ dành tâm huyết nhất để rèn luyện cho con khi ở nhà. Đó chính là VIỆC ĂN.
Có rất nhiều em bé 18 tháng đã tự xúc (tay cầm thìa xúc, đôi khi vẫn còn tiện tay bốc) và ngồi ăn ngon lành trong 30 phút cùng ba mẹ. Ở nhà là vậy nhưng khi đến lớp các cô lại bón cho bé ăn! Vì khi đi lớp, tất cả các bạn được đối xử như nhau: bạn biết tự xúc rồi, hay đang tập xúc, hay đang chưa biết cầm thìa cũng đều được cô bón ăn.

Thực trạng ở các phân khúc trường mầm non khác nhau
Ở trong nhóm phụ huynh của mình, nếu trường giữ trẻ phân khúc thấp thấp 2-3 triệu/ tháng thì họ cũng đành chấp nhận, vì cuộc sống mà! Rồi buổi tối về mình cho bé tự xúc ăn bù lại cũng được.
Với các trường phân khúc cao hơn, ba mẹ đóng 5-6triệu/ tháng cả ăn, nhưng bé cũng được bón cho ăn. Họ bắt đầu hoài nghi, rốt cuộc thì kỹ năng sống cơ bản này cô không chú trọng, là tại sao?

Lý do khiến trẻ bị bón ăn khi tới lớp
Tình trạng này, mình có sự đồng cảm vì cách đây nhiều năm, làm ở 1 trường tầm xiền cũng cao cao như thế, các cô cũng bón ăn trăm phần trăm. Mình quan sát được 1 vài lý do sau:
- Giáo viên chưa được đào tạo đủ để hiểu tầm quan trọng của việc hỗ trợ trẻ các kỹ năng sinh tồn cơ bản: ăn – ngủ – vệ sinh – cách vui chơi an toàn (rồi mới đến các thứ khác).
Dưới 3 tuổi, ba mẹ đóng 5-7tr/ tháng cho bé đi học, mà bảo cô tập trung dạy kỹ năng này thì có phí tiền không? ?
Khi bé luyện tập, vui chơi an toàn thì có tăng noron thần kinh, con có thông minh thần đồng hơn không?
Mình không chắc việc các cô lao theo các hoạt động bề nổi cho trẻ dưới 3 tuổi: tráo thẻ, trải nghiệm a,b,c,d… có khiến trẻ thông minh hơn không? (con sẽ đạt được điều gì nếu giáo viên quá bận cho hoạt động học theo tiết/ nhóm, và vệ sinh, thay đồ, kỹ năng ăn, rửa tay… làm giúp (hoặc giúp luôn 1 phần), thiếu thời gian sử dụng ngôn ngữ và hướng dẫn bé từng chút 1)
Nhưng mình chắc chắn việc bé được hỗ trợ các kỹ năng sinh tồn đơn giản như trên, sẽ cảm thấy bản thân mình có sức mạnh, có niềm tin vào chính bản thân mình.
Để kiên nhẫn và tin tưởng trẻ em, hỗ trợ con cầm cái thìa, cho đúng vào miệng, mà không phải là mũi, tai… là những cô giáo đã có thật nhiều kinh nghiệm đó ạ ?
Vì chưa hiểu, nên cô sẽ chưa tin rằng những thứ nhỏ nhặt có thể đem lại nhiều sức mạnh, nhiều sự kiên nhẫn và tình yêu đến thế! - Phụ huynh chưa hiểu việc giáo viên từ từ hỗ trợ để con học các kỹ năng sống là quan trọng. Phụ huynh muốn con được chăm sóc hóa hơn là phải dần học cách tự làm.
Phụ huynh có rất nhiều nỗi sợ:
Sợ nếu cô hỗ trợ cho tự ăn ở lớp, bao nhiêu bạn như thế, làm sao con ăn kịp mà ăn no…
Sợ con không đủ kỹ năng;
Sợ con hóc nếu tự ăn…
Họ đều có lý, và mọi lý do đều hợp lý. Chỉ là nếu họ có thêm niềm tin vào khả năng của con trẻ. - Nhà trường: khâu đào tạo chuyên môn/ quy trình của nhà trường không chú trọng các kỹ năng nhỏ này.
- Nhà trường chuyên môn không vững chắc, thêm việc suy nghĩ trẻ có nhiều trải nghiệm, nhiều hình ảnh, nhiều tiết học… thì mới thu hút được học sinh (phần lớn phụ huynh đang chạy theo những hình ảnh này);
Giáo viên không có thời gian nên cứ chạy theo tiết học, buộc phải xúc hộ cho nhanh gọn, đỡ bẩn, kịp giờ.

Trẻ được tự xúc khi tới lớp sẽ có lợi ích gì?
Nếu, ở lứa tuổi dưới 3, dạy trẻ con từ tốn, từ những thứ thật nhỏ: cách ăn, quy trình ăn….- rồi cách vệ sinh, cách tụt 1 cái bỉm, thong thả mặc cái quần, từ tốn xỏ chân đi đôi dép để ra ngoài chơi, leo lên cầu trượt làm sao cho cẩn trọng, an toàn thì em bé sẽ học được thêm bao nhiêu kỹ năng.
Em bé cũng đủ thời gian thư thái mà ngắm nhìn bầu trời có nhiều tầng mây, tiếng gió, tiếng chim, tiếng cuộc sống xôn xao… cho con cảm giác an toàn rằng: con có thể dành tình yêu với bản thân mình, tình yêu và niềm vui với những thứ thật nhỏ, mà thật gần xung quanh.
Nếu ba mẹ đã có một em bé biết cách sử dụng thìa từ ở nhà, mà đi học lại phải ngồi yên chờ cô mang bát cơm/ cháo ra bón; ba mẹ sẽ làm gì để mong muốn con được tự xúc?
-Nguyễn Hương- Giáo viên Montessori
Trả lời